Wednesday, February 24, 2016

Những căn bệnh thường gặp khi giao mùa

Khi những cơn gió mùa ùa về, thời tiết thay đổi nhanh bất thường không khí khô hanh lúc lại ẩm ướt,   đôi khi lại có những cơn mưa bất chợt và nhiệt độ giảm đột ngột, thay đổi thất thường cả về đêm lẫn ban ngày. Vì thế, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khoẻ của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch của bé còn quá non nớt chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Điều này dễ làm thân nhiệt của trẻ mất ổn định và khả năng đề kháng suy giảm. Sau đây là một số bệnh mà mọi người nên phòng tránh, đặc biệt các bậc cha mẹ nên chú ý cho trẻ.

1. Các bệnh về đường hô hấp.

a. Viêm họng.

Khi giao mùa nhất là mùa đông thì viêm họng là bệnh dễ mắc phải nhất cả ở người lớn và trẻ em. Triệu trứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do các bác sỹ nhận định là do vi khuẩn, có nhiều trường hợp do virut gây lên. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ dần năng thêm và có thể gây lên viêm phổi và có những biến chứng cho cơ tim và van tin.

Trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng

b. Viêm phế quản.

Bệnh này có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nếu bạn không biết cách phòng tránh đúng cách, thông thường thì nó xuất hiện khi thời tiết thay đổi, hoặc sau khi bị viêm họng, viêm xoang mà không được điều trị kịp thời. Có rất nhiều trường hợp do chủ quan khi trẻ mắc các bệnh về sổ mũi, ho he  kéo dài mà các bậc cha mẹ không điều trị dứt điểm thì trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn và phế quản rất nguy hiểm nếu gặp các biểu hiện sốt cao, ho ra đờm đặc có màu xanh hoặc vàng, mệt mỏi và nằm li bì.

c. Bệnh cảm cúm

Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa oàn thiện khiến cho virut cúm dễ dàng gây bệnh. Các triệu chứng thường gặp như sốt nhẹ, chóng mặt đau đầu, ho và đau họng, đôi khi nghẹt mũi, chán ăn và đặc bịt là bị chảy nước mũi và hắt hơi. Tuỳ theo sức đề kháng của mọi người và cách chữa trị mà căn bệnh này có thể nhanh chóng được chữa khỏi hay phát triển dài thêm.

trẻ bị cảm cúm

Điều trị khi trẻ bị sổ mũi

2. Các bệnh về đường tiêu hoá.

Các bệnh về đường tiêu hóa phần lớn xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 đếb tháng 12, đây thời điểm mùa thu là cao trào của bệnh. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy là phát bệnh đột ngột và phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt cao( 38-40 độ C) và phần lớn kèm theo các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũ, hắt hơi, ho và rát họng). 
Nếu bệnh nặng xuất hiện các biểu hiện như đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn do đường ruột của các bé chưa phát triển hoàn thiện, các hoạt tính enzime còn yếu, tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao và đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột. Hệ thần kinh, hệ tuần hòan, hệ bài tiết và các chức năng của gan, thận trong thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém đồng thời khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục.

3. Các bệnh về xương khớp.


trẻ bị ốm

Sốt cao rất nguy hiểm với trẻ

Ngoài các căn bệnh về xương khớp hay gặp ở những người trung niên, người già thì bệnh xương khớp mà đặc biệt là bệnh thấp khớp cũng rất thường gặp ở trẻ ở độ tuổi từ 5-15 tuổi, căn bệnh phát triển mạnh khi trời trở lạnh hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết.
Các biểu hiện ban đầu của bệnh là đau họng và sốt dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính. Sau khoảng từ 7-10 ngày bệnh nhân có thể sốt cao, người xanh xao, mệt mỏi, nóng đỏ và đau và sưng các khớp lớn như khớp vai, háng... bệnh chỉ kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên bệnh thấp khớp cần điều trị kịp thời để ngăn chặn sự tái phát và gây tổn thương đến tim mạch.
Trên đây là những căn bệnh mà mọi người cần lưu ý và phòng tránh khi giao mùa, nhất là các trẻ nhỏ thì các bậc cha mẹ cần lên lưu ý.

No comments:

Post a Comment